Chương Một
Từ bác học trong tiếng Anh và tiếng Pháp
A. Sơ lược về tiếng Anh và tiếng Pháp
- Quan hệ họ hàng của tiếng Anh và tiếng Pháp
- Các họ ngôn ngữ
- Các ngôn ngữ thuộc họ Ấn-Âu
- Tiếng Hy-lạp
- Tiếng La-tinh
- Các ngôn ngữ Ro-man
- Tiếng Pháp
- Nguồn gốc
- Từ tiếng La-tinh đến tiếng Pháp
- Tiếng Anh
- Nguồn gốc và sự phát triển
- Tóm tắt về tiếng Anh
B. Từ có gốc La-tinh và Hy-lạp trong tiếng Anh và tiếng Pháp
- Từ gốc La-tinh trong tiếng Pháp
- Cách nhập theo lối bình dân
- Cách nhập theo lối văn sách và phép phái sinh
- Từ gốc La-tinh trong tiếng Anh
- Từ nhập trực tiếp
- Từ phái sinh gốc La-tinh
- Từ gốc Hy-lạp trong tiếng Anh và tiếng Pháp
- Các lĩnh vực thường dùng từ gốc Hy-lạp
- Cách nhập từ gốc Hy-lạp
- Từ phái sinh gốc Hy-lạp
Chapter I
Word-elements from Latin and Greek
Part A : The development of English and French vocabularies
Part B : English and French derivatives from Latin and Greek
- The families of languages
- The French language
- The English language
* * * * * * * * * *
Chương Một
Từ bác học trong tiếng Anh và tiếng Pháp
b. Các ngôn ngữ thuộc Họ Ấn - Âu Công trình của các nhà ngôn ngữ học như Franz Bopp, Jacob Grimm, Karl Verner và William Jones là đã khám phá và tìm hiểu được những quy luật về cách biến đổi âm tố và những liên hệ từ những sự tương tự của các ngôn ngữ như các bảng so sánh sau đây của nhiều tiếng Âu -châu.a. Các họ ngôn ngữ Trên thế giới có khoảng hơn bốn nghìn ngôn ngữ. Người ta tạm phân loại và sắp đặt những ngôn ngữ này thành trăm họ khác nhau bằng các phương pháp mà ta sẽ nói đến sau này. Họ Ấn - Âu thuộc vào một trong những họ ngôn ngữ lớn nhất. Đó là một họ ngôn ngữ quan trọng vì sau quá trình di dân và thuộc địa, hiện nay số người sử dụng các ngôn ngữ thuộc họ đó như tiếng Anh, Pháp, Ý, Đức, Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha, ... rất đông và có mặt trên khắp thế giới.Từ bác học hay từ có gốc Hi-lạp và La-tinh của tiếng Anh, Pháp là đề tài của Chương Một này. Ở đây chỉ xin trích và trình bày tóm tắt phần A nói về lịch sử tiếng Anh và tiếng Pháp cũng như họ hàng của hai ngôn ngữ này.
Phần này đã được nói đến một cách đầy đủ trong sách "Gốc từ Hi lạp và La-tinh trong Hệ thống Thuật ngữ Pháp - Anh"
A. Sơ lược về tiếng Anh và tiếng Pháp
1. Quan hệ họ hàng của tiếng Anh và tiếng Pháp
Các họ ngôn ngữ khác trên thế giới gồm có :
Họ ngôn ngữ Á - Phi, gồm hai nhánh :
- nhánh Xê-mi-tic (gồm các thứ tiếng Ả-rập, Do thái, éthiopien, amharique, araméen, ngôn ngữ cổ phénicien và syriaque)Họ Ouralo - Altaique, trải rộng trên địa bàn hầu khắp thế giới, có hai nhánh (chỉ là giả thuyết):
- nhánh Ha-mi-tic (gồm có tiếng berbère ở Bắc Phi, couchitique ở Ethiopie, ngôn ngữ cổ Ai-cập là tiếng sẽ sinh ra tiếng copte sau này)
- nhánh Uralien (gồm tiếng Phần-lan Ugric (finno-ougrienne) bao gồm tiếng magyar, estonien, finnois, lapton và samoyédiqueHọ Hán - Tạng (gồm tiếng Trung quốc với nhiều phương ngữ như Quan thoại, Quảng đông, Phúc kiến, Hẹ)
- nhánh Altaique (gồm tiếng Thổ-nhĩ-kỳ, tartare, ouzbeque, tungus, Mông cổ và có lẽ gồm cả tiếng Triều-tiên).
và Họ Tạng - Miến (gồm tiếng Tây-tạng, Mi-an-ma, Lolo, Thái).
Ngoài ra, có những họ khác là Họ Nam đảo (austronesien), Họ Nam Á (austroasiatique) trong đó có tiếng Việt nam và còn có các họ ngôn ngữ ở Bắc Mỹ, Nam và Trung Mỹ, các họ ngôn ngữ Phi châu khác.
...
...
A 1. Quan hệ họ hàng giữa một số ngôn ngữ Âu châu
Ngôn ngữ | ||||
Nhánh ngôn ngữ Ý cổ | Ý | Pesce | Padre | Piede |
Tây ban nha | Pez | Padre | Pie | |
Bồ đào nha | Peixe | Pai | Pe | |
Pháp | Poisson | Père | Pied | |
Nhánh ngôn ngữ Đức | Anh | Fish | Father | Foot |
Đức | Fisch | Vater | Fuss | |
Thụy điển | Fisk | Fader | Fot | |
|
Nghĩa | Cá | Cha | Chân |
A 2. So sánh một số từ của các ngôn ngữ chính thuộc họ Ấn-Âu
Ngôn ngữ gốc Đức |
Ấn-Iran |
Hy-lạp |
Ý cổ |
Celtic |
Slave |
Nghĩa tiếng Việt |
Anh |
Đức |
Phạn |
Hy-lạp |
Latinh |
Ai-len cổ |
Nga |
Mẹ | Mother | Mutter | Mata | Meter | Mater | Mathir | Mat' |
Cha | Father | Vater | Pitr | Pater | Pater | Athir | Otetz |
Anh | Brother | Bruder | Bhratr | Phrater | Frater | Brathair | Brat' |
Tôi | Me | Mich | Me | Me | Me | Me | Menia |
Số 3 | Three | Drei | Tri | Treis | Tres | Tri | Tre |
Chuột | Mouse | Maus | Musha | Mus | Mus | Muishe | |
Chân | Foot | Fuss | Pad | Pous | Pes | Pollnuii | |
Tên | Name | Name | Naman | Onama | Nomen | Ainm | Omia |
Chú ý :
Và từ những so sánh, nghiên cứu trên đã tìm ra họ hàng của các ngôn ngữ Ấn - Âu.
...
A 3. Các ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu
+-+ Á châu | +-Nhóm Ấn - Iran (indo-iranien ou aryen) | +-Nhóm Ấn độ (indo-aryen) : bengali, hindi, sanskrit cổ, védique (x)... | +-Nhóm Iran (iranien) : kurde, persan, scythe (x), perse xưa(x)... | +-Thrace (x) | +-Tokharien (x) | +-Nhóm anatolien: hittite (x), louvite (x), lycien, lydien (x)... | +-+ Âu châu | +-+An-ba-ni (Albanais) | +-+ | +-Ác-mê-ni (Arménien) | +-Hy-lạp | +-Phrygien (x) | +-+ | +-Nhóm Ban-tờ (baltique) | | +-Lituanien, letton | | +-Vieux prussien (x) | | | +-Nhóm Xlavờ (slave) | +-Slave méridional: Bun-ga-ri (bulgare), macédonien, serbo-croate, slovène, slave cổ (x)... | +-Slave occidental: polonais, tchèque, slovaque... | +-Slave oriental: biélorusse, Nga, ukrainien | +-+ | +-Nhóm Xen (celtique) | | +-Gaulois | | +-+ | | +-Brittonique: gallois, breton... | | +-Gaélique | | | +-Nhóm Đức (germanique) | | +-Tây Đức (Germanique occidental): Đức, Anh, Hà-lan... | | +-Đông Đức (Germanique oriental): gothique (x) | | +-Germanique septentrional: Đan-mạch, Ai-xlen, Na-uy, Thụy-điển | | | +-+ | +-Nhóm Ý (italique) | | +-Tây-ban-nha, Pháp, Ý, La-tinh (x), Bồ-đào-nha, Ru-ma-ni... | | +-Ombrien (x), osque (x) | | | +-Vénète (x) | +-Illyrien (x)(x) ngôn ngữ đã mất hay không còn được nói nữa.
Nhìn bảng so sánh trên, ta thấy các nét tương tự giữa các ngôn ngữ.
...
Có hai nhánh ta cần đặc biệt chú ý đến vì chúng là gốc của những ngôn ngữ quan trọng được vay mượn để dùng trong thuật ngữ khoa học Anh, Pháp.
Đó là nhánh ngôn ngữ Ý cổ và nhánh ngôn ngữ Hy-lạp. Các ngôn ngữ của hai nhánh này, nhất là tiếng La -tinh và Hy -lạp đã ảnh hưởng lên tiếng Pháp rồi cả ba lại ảnh hưởng rất lớn lên tiếng Anh và cho tiếng này mượn rất nhiều từ.
...
Tiếng Anh thuộc nhánh ngôn ngữ gốc Đức, tiếng Pháp thuộc nhánh ngôn ngữ Ý cổ như các bảng sau đây cho thấy liên hệ đó.
A 4. Tiếng Anh và nhánh ngôn ngữ gốc Đức
Anh
Đức
Hà lan
Thụy điển
Na uy
Ai xlen
Do thái
Nghĩa tiếng Việt
good gut goed god god godr gut tốt thirst Durst doprst torst torst torsti darscht khát book Buch boek bok bok bok buch sách flask Flasche fles flaska flaske flaska flasch bình arm Arm arm arm arm armr orm cánh tay and und en och og og un và kiss Kuss kus kyss kyss kyssa kisch hôn life Leben leven liv liv lif leben sống knee Knie knie kna kne kno knie đầu gối learn lernen leren lara laere laera lernen học milk Milch melk mjolk melk mjolk milch sữa warm warm warm varm varm varmr varim ấm glass Glas glas glass glas glas glos gương son Sohn zoon son sonn sonr suhn con trai daughter Tochter dochter dotter datter dottir tochter con gái
A 5. Các ngôn ngữ Ý cổ và sự thành hình các tiếng Rô-man từ tiếng La-tinh
La-tinh | Ý | Pháp | Tây ban nha | Bồ đào nha | Ru-ma-ni | Nghĩa tiếng Việt |
mater | madre | mère | madre | mae | mama | mẹ |
pater | padre | père | padue | pai | tata | cha |
soror | sorella | soeur | hermana * | irma * | sora | chị |
frater | fratello | frère | hermano * | irmao * | frate | anh |
filius | figlio | fils | hijo | filho | fiu | con |
nox | notte | nuit | noche | noite | noapte | đêm |
piscis | pesce | poisson | pescado | peixe | peste | cá |
dormire | dormire | dormir | dormir | dormir | dormi | ngủ |
bibere | bere | boire | beber | beber | bea | uống |
c. Tiếng Hy-lạpTiếng Hy-lạp cổ thuộc họ Ấn - Âu. Ngôn ngữ này thuộc một nhóm đứng hơi riêng rẽ, cạnh nhánh Ý cổ.
Tiếng Hy-lạp có hệ thống chữ cái ghi âm bắt nguồn từ chữ cái ghi âm của người vùng Phénicie gần Syrie hiện nay.Cấu trúc tiếng Hy-lạp1 . Mẫu tự Hy-lạp
Trong cách tạo từ, có hai nét thường được đem ra để giải thích tại sao tiếng Hy-lạp vừa là ngôn ngữ của thi ca và cũng của phân tích.
...
2 . Từ vựng
Trong ngôn ngữ thường ngày, người Hy-lạp đã tạo ra những loạt từ có ý nghĩa đối chọi bằng cách dùng những yếu tố ngắn gọn như sau để ghép ở đầu từ :- Phép tạo từ ghép
Có thể dùng tiếp tố để bổ nghĩa. Có những tiếp tố đặc biệt như -SIS để chỉ hành động, -MA để chỉ kết quả của hành động ...- Phép dùng tiếp tố
Tiếng Hy-lạp dùng một số khá lớn hình thức ngữ pháp với những công dụng rõ rệt.3 . Ngữ pháp
Cú pháp tiếng Hy-lạp rất đơn giản. Tiếng Hy-lạp có rất ít luật đặt ra do thông lệ như ta thường thấy trong nhiều ngôn ngữ ...4. Một cú pháp đơn giản
Đoạn trên đã nói sơ lược về ngôn ngữ, chữ viết của Hy-lạp cổ đại. Tiếng Hy-lạp cổ đã từng là ngôn ngữ văn hóa của cả vùng, bao gồm nhiều đất đai ngoài nước Hy-lạp hiện nay, nó gồm có ven biển Tiểu Á, miền Nam nước Ý, nhiều vùng ở Địa trung hải.Hy-lạp cổ đại và văn minh Hy-lạp
d. Tiếng La-tinhBan đầu, tiếng La-tinh là một tiếng riêng biệt trong nhóm ngôn ngữ Ấn - Âu được dùng ở một vùng nhỏ, đặc biệt là tại vùng Latium ở Trung Ý.
Sự thành hình và phát triển của tiếng La -tinh
Tiếng La -tinh đã dùng bảng chữ cái Etrusque từ thế kỷ VII tr. CN. Người Etrusque ở Ý đã có tiếp xúc với người Hy-lạp (khoảng 700 tr. CN) và họ đã tạo ra một hệ chữ cái mà ngoài La tinh ra, các tiếng khác cũng đã dùng ...Cấu trúc tiếng La -tinh1 . Mẫu tự La-tinh
Tiếng La -tinh có cách cấu âm rành rọt. Cách đọc các nguyên âm và phụ âm rõ ràng. Không có âm câm.2 . Ngữ âm và chính tả
La -tinh là ví dụ tiêu biểu cho một ngôn ngữ có biến tố. Nó dùng rất ít phụ từ, không có loại từ và thường không dùng giới từ.3 . Ngữ pháp
Từ La -tinh có thể dài ngắn khác nhau nhưng phải công nhận rằng có rất nhiều từ dài. Từ trừu tượng và tính từ thường có nhiều âm tiết.4. Cách tạo từ
Vị trí các từ trong câu không nhất định nhưng cũng không phải hoàn toàn tự do ...5. Vị trí các từ trong câu
Về văn học có các nhà thơ Virgile, Horace, ... Văn chương La-tinh được truyền lại đến nay nói chung không hẳn là văn chương tự phát mà là phản ảnh của nền văn chương Hy-lạp mà các tác gia lớn được nuôi dưởng.La -tinh kinh điển và La -tinh bình dân
e. Các ngôn ngữ Ro-man
Ở những nước thuộc địa của đế quốc La-Mã, tại các vùng khác nhau và với những người nói tiếng khác nhau (và ngay cả tại Ý), tiếng La-tinh bình dân đã lần lần thích ứng và có một dạng riêng tại mỗi địa phương (gọi là tiếng Rô-man) tuy rằng La -tinh kinh điển vẫn được dạy tại các trường nhưng chỉ dành riêng cho hạng người đẳng cấp trên và trí thức. La-tinh bình dân đã thay đổi nhanh chóng theo những sự kiện chính trị và xã hội.
Đế quốc La -Mã suy sụp, không chống nổi những cuộc xâm lăng liên tiếp của các tộc dân gốc Đức, những tranh chấp và tan rã nội bộ, sự phân quyền giữa Rome và Constantinople (bắt đầu từ năm 395) và dần dần đế quốc đã bị chia nhỏ. Đồng thời cũng có những thay đổi sâu đậm trong xã hội: Thiên chúa giáo bành trướng và hưng thịnh làm giai cấp cầm quyền cũ mất ảnh hưởng, tạo ra những lớp người mới; chế độ nô lệ, cơ sở kinh tế của xã hội Hy-lạp và La -tinh cũ bị suy tàn, trái lại chế độ lệ nông (tá điền - địa chủ) phát triển.
Vì ngoại xâm, lần lần các quý tộc địa chủ đặt ra chế độ phong kiến, quyền hành lại càng chia nhỏ trong tay nhiều người.
Ngôn ngữ cũng bị ảnh hưởng của xã hội. Sau khi đế quốc La -Mã thành hình và vững chắc, tiếng La -tinh được thống nhất, nay đến thời kỳ đế quốc tan rã, địa phương thịnh hành , nên ngôn ngữ cũng trở thành dị biệt. Dân chúng mỗi nơi dùng một thổ ngữ phát xuất từ La -tinh bình dân của mình rồi sau dân các vùng xa cách khác nhau không còn hiểu nhau nữa. Từ đó sinh ra các ngôn ngữ địa phương như phương ngữ Ý, Tây-Ban-Nha, Catalan, Bồ-Đào-Nha, Ru-ma-ni, ...
...
2. Tiếng Pháp
Những mốc lịch sử và sự phát triển của tiếng Pháp
Mốc lịch sử Thời điểm Sự kiện ngôn ngữ
Thời tiền sử
Thế kỷ VIII tr. CN
Dân vùng Gaule nói nhiều thứ tiếng khác nhau trước khi người Gaulois nói tiếng Ấn-Âu tới chiếm
Thời kì người Gaulois
Thế kỷ VIII tr. CN
đến Thế kỷ VI
J. César chiếm xứ Gaule vào thế kỷ I tr. CN
Dân chúng dùng tiếng La-tinh và bỏ tiếng Gaulois
Thời kì thuộc Đức
Thế kỷ II tới VI
Ảnh hưởng của người Francs nói tiếng gốc Đức
Thời kì Thiên chúa giáo
Thế kỷ II tới IX
Thiên chúa giáo phổ biến tiếng La-tinh
Charlemagne bắt dạy La-tinh trở lại
Tiếng Pháp thành hình
Người Viking xâm chiếm
Thế kỷ IX tới X
Người Normands thống trị nhưng ít thay đổi về mặt ngôn ngữ
Thời kì phong kiến
Thế kỷ V tới XII
Tiếng địa phương thịnh hành
Phương ngữ Paris (thành tiếng Pháp sau này) chiếm ưu thế (thế kỷ XII)
Thời kì Phục hưng
Thế kỷ XII tới XVI
Tiếng Pháp lớn mạnh
François 1er (1539) thay thế tiếng La-tinh bằng tiếng Pháp
Dịch thuật, vay mượn Hy-La. Thời Phục hưng ở Âu châu
Thời kì chấn chỉnh
Qui tắc, mẫu mực
Thế kỷ XVII tới XVIII
Hàn lâm viện (1635) chỉnh đốn tiếng Pháp
Uy tín và ảnh hưởng của tiếnng Pháp lan rộng
Trường công mở rộng
Thế kỷ XIX tới XX
Bãi bỏ các phương ngữ. Trường công và đại chiến I làm tiếng Pháp có ưu thế
Thông tin đại chúng
Thế kỷ XX
Báo chí, truyền thông làm thống nhất ngôn ngữ
3. Tiếng Anh
Những mốc lịch sử và sự phát triển của tiếng Anh
Mốc lịch sử Thời điểm Sự kiện ngôn ngữ
Giao thương với La-Mã bắt đầu
Thế kỷ tr. CN
Dân bản xứ nói tiếng gốc Celtic
Thương mãi với La-Mã
Caesar định chiếm nước Anh (năm 55, 56 tr. CN) nhưng thất bại
La-Mã xâm chiếm nước Anh
42-410
Năm 42, Claudius chiếm đóng và cai trị quần đảo Anh
Ảnh hưởng kinh tế, văn hóa ngôn ngữ của La-Mã
La-Mã sup sụp
Người Đức gốc Teuton xâm chiếm nước Anh
410-500
Năm 410 : La -Mã rời đất Anh
Năm 449 : người Đức (gốc Teuton, Angle, Saxon, Jutes) đến chiếm nước Anh
Low German thành ngôn ngữ của Anh tức tiếng Anh cổ (450-1150)
Thời kì Thiên chúa giáo
Thế kỷ VI tới VII
Thiên chúa giáo phổ biến tiếng La-tinh
Ảnh hưởng của La-tinh qua truyền giáo, trường học
Người Đan-mạch xâm chiếm
Thế kỷ IX tới X
Năm 878 - 886 : Người Đan-mạch thống trị nước Anh
Tiếng Anh đang thành hình cũng chịu ảnh hưởng
Người Normand thắng trận
Thế kỷ XI tới XII
Người Normand thắng trận Hastings (1066)
Ảnh hưởng của tiếng Pháp vùng Normandy làm tiếng West Saxon chậm phát triển
Tiếng Anh được củng cố
Đạo luật Pleading về kiện tụng (1362)
Luật pháp kiện tụng phải dùng tiếng Anh
Ảnh hưởng của tiếng Pháp vẫn còn qua sách vở cho tới thế kỷ XIV
Ảnh hưởng của La-tinh (trực tiếp và gián tiếp qua tiếng Pháp)
Thời kì Phục hưng
Thế kỷ XV tới XVI
Caxton in sách tiếng Anh lần đầu (1635)
Bắt đầu tiếng Anh hiện đại (sau 1500)
In ấn ra đời. Ảnh hưởng của tiếng Hy-La trở lại
Ảnh hưởng tiếng Anh mở rộng
Ảnh hưởng tiếng La-tinh suy thoái
Thế kỷ XVI tới XX
Columbus tìm ra Châu Mỹ (1492). Shakespeare qua đời (1616)
Sách "Principia Mathematica" của Newton (1687), tác phẩm lớn cuối cùng bằng tiếng La-tinh và từ điển của Samuel Johnson được xuất bản (1755)
Quá trình thuộc địa, di dân phổ biến tiếng Anh
Thời kì thông tin đại chúng
Thế kỷ XX
Báo chí, truyền thông làm bành trướng ngôn ngữ Anh trên toàn thế giới
Gốc Ấn Âu của từ vựng bác học Anh, Pháp Một ví dụ tiêu biểu
Ấn - Âu
kerd- = heart / coeur / tim
Đức cổ
herton- = Herz / tim
La-tinh
cor, cord- = tim
Hy-lạp
kardia, kardiakos = tim, thuộc về tim
Anh cổ
heorte = tim
La-tinh bình dân
coraticum = nhiệt tình
La-tinh
cardiacus = thuộc về tim
La-tinh trung cổ
cordialis = thuộc về tim
Pháp cổ
cuer = tim
Pháp cổ
corage = dũng cảm
Anh trung cổ
herte = tim
Anh trung cổ
cordial = thân ái
cordial = thân ái
Anh trung cổ
corage = dũng cảm
heart
tim
(e)
coeur
tim
(f)
cordial
thân ái
(e)
cordial
thân ái
(f)
courage
dũng cảm
(e)
courage
dũng cảm
(f)
cardiac
thuộc về tim
(e)
cardiaque
thuộc về tim
(f)
(e): English / anglais / tiếng Anh hiện đại
(f): French / français / tiếng Pháp hiện đại
Sơ đồ trên cho thấy với gốc từ Ấn - Âu kerd- , trãi qua các ngôn ngữ cổ và với thời gian, tiếng Anh và Pháp đã thừa hưởng các từ sau đây:
(e) heart, cordial, courage, cardiac
(f) coeur, cordial, courage, cardiaque
B. Từ có gốc La-tinh và Hy-lạp trong tiếng Anh và tiếng Pháp
Tiếng Anh và tiếng Pháp nhập rất nhiều từ La-tinh. Ta có thể nhận ra một số từ gốc La-tinh trong tiếng Anh, trái lại trong tiếng Pháp, ngoài những từ La-tinh mà ta có thể nhận ra, một số từ khác đã biến đổi nhiều đến nổi không còn nhìn ra được nữa, quá hơn lời người ta thường nói "tiếng Pháp là tiếng La-tinh đọc và viết sai ra".
Trong tiếng Pháp hầu như có hai hệ thống ngữ học: từ vựng, ngữ pháp và ngữ âm thuộc hai loại cấu trúc, bác học và bình dân. Hai hệ thống này độc lập với nhau: giữa nhóm từ có dạng oeil (oeillet, oeilleton, oeillade, oeillère, ...) và nhóm từ có dạng (l) oculus (oculist, oculaire, monocle, inoculer, ...) không có liên hệ gì ngoài việc có cùng một từ nguyên.
Kín đáo hơn, trong tiếng Anh và Pháp hình như có ẩn một ngôn ngữ khác nữa mà để chỉ cái mũi, người ta dùng yếu tố từ rhin (trong các từ Anh như rhinitis, rhinoceros, rhinophyma ...); để chỉ đá thì dùng litho (trong các từ Pháp lithographie, lithotomie, paléolithique, ... ); để chỉ ý niệm tốt thì dùng eu (từ Pháp euphorie, euphonie, eutectique, ...), ý niệm xấu thì dùng caco (từ Pháp cacophonie, cachexie , ... ), để chỉ sự cắt bỏ thì dùng tom (từ Anh atom, nephrolithotomy ) ... Những thành phần của ngôn ngữ ẩn chính là những gốc từ mượn của Hy-lạp.
Tại sao lại có những hiện tượng này?
1. Từ có gốc La-tinh trong tiếng Pháp
Tiếng Pháp, tuy xây dựng trên gốc La-tinh nhưng lúc mới thành hình đã mất dần liên hệ với La-tinh và lại bị ảnh hưởng của nhiều di dân mới đến trên đất Pháp sau đó. Cho nên trong tiếng Pháp đã có nhiều biến đổi cũng như sự đơn giản hóa tự nhiên do thiếu hiểu biết. Dân chúng, chẳng biết nói thế nào cho "đúng"; không phải như ngày nay mà có nhiều trường học, sách báo, thông tin, giao dịch nên dạng chữ, cách đọc, ngữ pháp được biết rõ ràng chính xác.
Từ Pháp oeil (con mắt) nói đến ở trên tiêu biểu cho loại từ đã biến đổi nhiều (gốc La-tinh của nó là oculus ). Từ eau (từ Pháp, có nghĩa là "nước", chất lỏng có thể uống được) cũng vậy, có gốc La-tinh là aqua . Hai từ eau và aqua có dạng rất khác nhau. Sự biến đổi từ aqua thành eau đã theo lối bình dân, phải thích ứng qua cách đọc và giọng nói của dân xứ Gaule chịu ảnh hưởng của người Francs. Những từ như eau , oeil, được nhập rồi biến đổi theo lối bình dân tạo thành vốn từ cơ bản của tiếng Pháp cổ.
Trái lại, hãy xét tính từ latéral . Từ này có gốc La-tinh, do tính từ lateralis có cùng nghĩa, muốn nói là "bên, ở bên". Hai từ giống nhau làm ta đoán ra nghĩa một cách dễ dàng.
Từ lateralis lại có quá khứ khác hẳn. Từ này ít được dùng hơn từ aqua và có lẽ những người La-Mã ít học cũng không biết đến. Sau khi đế quốc La-Mã sụp đổ, những người có học tiếng La-tinh chẳng còn lại bao nhiêu nên từ lateralis cũng không được dùng. Chỉ còn có vài người có đủ khả năng đọc và hiểu nó trong một hai cuốn sách nào đó mà thôi. Sau đó, từ này như vậy kể như đã biến mất. Dần dà tiếng Pháp bắt đầu thành hình, đến thế kỷ thứ 13 hay 14, một học giả Pháp nào đó nẩy ý muốn tìm một từ có nghĩa như từ lateralis và theo từ pháp của tiếng Pháp, đã tạo ra từ latéral . Ðấy là cách nhập theo lối văn sách.
Những từ nhập theo lối này được gọi là từ bác học, do các nhà văn, học giả, người làm khoa học dùng rồi sau này trở thành từ vựng chung.
Ta phải nhận định sự khác biệt giữa hai cách nhập này mới hiểu hết những liên hệ giữa từ vựng Pháp và từ vựng La-tinh.
a. Cách nhập theo lối bình dân
Tuy là do biến đổi tự nhiên nhưng cách nhập bình dân (cũng là cách hình thành tiếng Pháp cổ) có những qui luật riêng của nó. Ðề tài về ngữ âm này rất phức tạp và ngoài địa hạt thuật ngữ, ta không kể hết những luật miêu tả cách biến đổi các nguyên âm và phụ âm. Ta chỉ nêu một số luật để hiểu một ít ví dụ tiêu biểu.
Biến đổi nguyên âm
Hai lý do quyết định cách biến đổi từ La-tinh qua tiếng Pháp là: nguyên âm trong từ La-tinh đọc có kéo dài hay không và vị trí của nó đối với dấu nhấn của từ.
Có những luật thông thường nhất sau đây:
- những nguyên âm đọc nhấn mạnh trong tiếng La-tinh vẫn được giữ khi trở thành tiếng Pháp dù có thể thay đổi âm sắc (timbre)
- những nguyên âm không đọc nhấn mạnh sẽ dễ biến mất.
Nguyên âm biến mất trong các trường hợp sau đây:
- nguyên âm cuối của từ La-tinh thường biến mất. Ví dụ:
(l) murus --> (f) mur
septem --> sept
malum --> mal
- những nguyên âm sau dấu nhấn hay trước dấu nhấn thường biến mất. Ví dụ:
(l) tábula --> (f) table
sacrémentum --> serment
Có những thay đổi âm sắc và cách đọc, tạo nên các biến đổi trong những từ sau đây:
(l) ministérium --> (f) mestier --> métier
mercátus --> marché
coróna --> couronne
cabállus --> cheval
máre --> mer
pátrem --> père
littera --> lettre
auricula --> oreille
Chú ý: Những nguyên âm có dấu ( ' ) như dấu sắc của tiếng Việt trong các từ La-tinh trên đây là những nguyên âm khi đọc có nhấn mạnh.
Biến đổi phụ âm
Có những luật thông thường sau đây:
- tất cả các phụ âm cuối (trừ l và r) đều biến mất khi qua tiếng Pháp. Ví dụ:
(l) maritus --> (f) marit --> (f) mari
principem --> (f) prince
- một số phụ âm nằm giữa hai nguyên âm bị biến mất: Ví dụ:
(l) sudare --> (f) suer
quadratus --> carré
mater, matrem --> mère
- thêm b, d trước r:
Ví dụ:
(l) camera --> (f) chambre
tener, tenerum --> tendre
và những ngoại lệ và nhiều cách biến đổi khác...
b. Cách nhập theo lối văn sách và phép phái sinh
Khác với cách nhập bình dân, cách nhập văn sách thật là nhanh chóng, nó có chủ ý tìm từ có cách đọc và viết hợp với tiếng Pháp nhưng không khác từ La-tinh bao nhiêu. Thường thường chỉ có vĩ tố (hình vị phụ ở cuối từ, biểu thị hình thái) bị thay đổi cho hợp với tiếng Pháp nhưng về mặt âm học, từ không bị biến đổi.
Thời Charlemagne ở Pháp cũng đã bắt đầu dùng lối nhập này. Xét những từ được vay mượn sớm thì thấy phần lớn là những từ thuộc lĩnh vực tôn giáo. Tiếp đến là những từ mượn của các tác phẩm văn học, triết học, tu từ học và luật, sau đó là một số từ (ít hơn) dùng trong sách khoa học. (Phải chờ tới thế kỷ thứ 14 mới thấy sách về phẫu thuật và những tập tóm tắt kỹ thuật các ngành nghề khác.)
Hai tiếng Anh và Pháp đều dùng lối nhập văn sách, được dùng rất ồ ạt trong thời kỳ Phục hưng (thế kỷ thứ 15 và 16) là thời kỳ văn học nghệ thuật phát triển nhanh chóng do sự vay mượn văn hóa cổ điển Hy-La ở Anh và Pháp, và trước đó ở Ý. Mục đích của cách nhập văn sách là tạo từ vựng dùng trong văn học nghệ thuật và khoa học. Các từ này thường được gọi là "từ bác học".
Cùng với cách nhập văn sách có phép phái sinh. Phái sinh là sự cấu tạo từ mới nhờ phụ tố theo mô hình cấu tạo của một ngôn ngữ khác (ở đây là La-tinh). Phương pháp này thay đổi cách viết hay phối hợp nhiều yếu tố ngoại lai để tạo từ ngữ mới. Các từ mới này có thể chưa có hay có nghĩa khác trong ngôn ngữ được vay mượn. Từ thế kỷ thứ 12, bắt đầu có sự tạo ra những từ phái sinh theo lối "bản địa" với những từ vay mượn.
Cách nhập văn sách và phép phái sinh là cách thỏa mãn những nhu cầu sau đây:
Từ trừu tượng
Phần lớn những từ nhập theo lối bình dân thời đế quốc La Mã hay vào thời tiếp liền sau đó là những từ cụ thể, từ vựng dùng thường ngày. Sau đó là thời kỳ phát triển trí thức, phải cần nhiều từ trừu tượng, đặc biệt cần nhiều danh từ.
Vì vậy có nhiều cặp từ nhập theo hai lối: động từ nhập theo lối bình dân, danh từ theo lối văn sách.
Ví dụ:
(f) réduire / réduction.
Trong nhiều trường hợp, đã có danh từ nhập theo lối bình dân nhưng chưa đủ trừu tượng nên thấy có những bộ ba như:
(f) nager / nage / natation
hay
(f) suivre / suite / sequence
Tính từ có tính cách trừu tượng cũng được nhập như:
(f) côté / latéral.
Một gốc La-tinh có thể cho hai từ khác dạng và có thể khác cả nghĩa. Hiện tượng này đã thấy trong tiếng Pháp ngay từ thế kỷ thứ 10; ngày nay ta thấy nhiều từ có một gốc La-tinh chung (gọi là từ trùng hay từ sinh đôi) như:
(l) auscultare --> (f) ecouter (nghe) --> (f) ausculter (nghe, chẩn bệnh)
(l) navitum --> (f) naif (ngây thơ) --> (f) natif (bẩm sinh)
(l) potionem --> (f) poison (thuốc độc) --> (f) potion (thuốc nước)
Thuật ngữ khoa học
Cũng có những lý do khác làm các ngôn ngữ Anh và Pháp phải nhập những từ La-tinh: khoa học kỹ thuật cần có từ mới để chỉ những khái niệm hay sự vật một cách rõ ràng chính xác và không nhầm lẫn được nên dùng từ ngữ mới là phương pháp hay nhất. Ngoài ra cũng có nhiều lý do khác như tính có hệ thống, nghĩa ổn định, ... mà ta sẽ xét đến kỹ hơn ở Chương II.
Từ ngắn gọn hay "từ thay một câu"
Nếu trong tiếng La-tinh không có sẵn từ để mượn thì người Âu châu dùng những phương pháp mà người La Mã thời trước đã dùng để tạo từ mới. Tiếng La-tinh có những tiền tố và tiếp tố có thể giúp để tạo những từ ngắn gọn. Thay vì nói "cette activité qui a lieu entre diverses nations" (hoạt động diễn biến, xảy ra giữa nhiều nước), chỉ cần dùng "activité internationale". Tính từ international do hai thành phần (l) inter và (l) natio ( --> nation) hợp lại theo mẫu La-tinh. Nhờ vậy họ đã có cách làm ngắn gọn, tìm những từ có thể diễn tả những ý của nhiều từ hay của cả một mệnh đề.
Sau này ta sẽ thấy nếu tiếng La-tinh không thể thỏa mãn nhu cầu này, người Âu châu sẽ hướng về tiếng Hy-lạp.
Nhiều khi có sự lạm dụng trong chuyện vay nhập tiếng La-tinh. Trong văn học thời trước đã có những bài báo, hí họa, những vở kịch cười diểu các nhà văn, bác sĩ sính chữ. Lúc đầu cũng có chuyện sính chữ thật, nhưng những từ cần thiết sẽ được chọn dùng và tồn tại, những từ không xứng đáng nhập sẽ bị loại dần. Có những từ mới đầu có vẻ lạ tai gai mắt nhưng rồi đã được chấp nhận và trở thành thông dụng.
2. Từ có gốc La-tinh trong tiếng Anh
Trong phần lịch sử tiếng Anh, ta thấy người La Mã đã cai trị trực tiếp nước Anh trong mấy thế kỷ vào đầu Công Nguyên. Ðã có sự vay mượn từ vựng La-tinh do những người gốc Ðức trước khi họ tới lập nghiệp tại đất Anh cũng như vay mượn qua Công giáo và tiếng Pháp Normand. Ta có thể thấy tầm quan trọng của sự vay mượn này khi biết rằng trong tiếng Anh có đến hơn nửa số từ vựng của người La Mã xưa ! (dầu rằng tiếng Anh thuộc họ Germanic và tự nó cũng đã là một ngôn ngữ khá đầy đủ). Nhưng thời kỳ quan trọng nhất trong việc nhập các từ có gốc cổ ngữ là thời Phục hưng nhờ sự phát triển của các môn học cổ điển và ngành in ấn. Cũng có lẽ một phần nào nhờ ảnh hưởng của sự vay mượn này mà ngày nay những dân tộc khác trên thế giới đã chấp nhận dễ dàng việc dùng tiếng Anh.
a. Từ nhập trực tiếp
Nhưng khác với tiếng Pháp, những từ La-tinh được nhập vào tiếng Anh ở một dạng ít biến đổi hơn vì phần lớn được nhập trể hơn và bằng lối văn sách. Cũng có rất nhiều từ được nhập thông qua tiếng Pháp. Vì đến bằng nhiều ngã nên cũng có nhiều cách viết và đọc, đem lại nhiều khó khăn cho người nước ngoài khi học tiếng Anh.
Có những từ La-tinh được nhập mà không thay đổi dạng như:
actor, altar, area, bonus, circus, deficit
error, exit, extra, genus, infra, locus
maximum, memento, omnibus
propaganda, quorum, radius, terminus, veto, via ....
Một số từ La-tinh có biến dạng chút đỉnh khi nhập vào tiếng Anh hay nhập thông qua tiếng Pháp như:
(l) absens --> (e) absent
alacritas --> alacrity
barbarus --> barbarous
captivus --> captive
causa --> cause
corpus --> corpse
debitus --> debt
fabula --> fable
libertas --> liberty
lingua --> language
ruina --> ruins
tabula --> table
b. Từ phái sinh
Tiếng La-tinh có cách tạo từ mới bằng cách ghép một gốc từ với một hay nhiều tiền tố và tiếp tố.
- Gốc từ là phần chính phải có của một từ, nó cho nghĩa của từ.
- Một hay nhiều tiền tố, giới hạn hay thêm nghĩa của gốc từ.
- Một hay nhiều tiếp tố, cho biết từ loại (tức là chức năng ngữ pháp của từ) và bổ nghĩa cho gốc từ.
Tiếng Anh cũng dùng cách nhập theo lối văn sách như tiếng Pháp (đã nói ở trên). Nhưng ở nước Anh, phần lớn những từ gốc La-tinh đều được nhập vào thời kỳ Phục hưng hay sau đó.
Hệ thống thuật ngữ Anh, Pháp đã được tạo dựng nên nhờ cách nhập từ Hy-lạp và La-tinh theo lối văn sách và phép phái sinh. (Xem Chương II).
Các bảng kê sau đây cho ta một ý niệm về những từ phái sinh có thể tạo nên khi nhập gốc từ "port " của từ La-tinh "portare" (mang, xách)
export, porter, reporter
import, portly, support
importance, purport, insupportable
portable, report ...
hay gốc từ "spect " của từ La-tinh " specere, spectus " (nhìn, thấy) :
aspect, perspicacity, species
conspicuous, perspicacious, spectacle
especially, perspicuity, spectacles
expect, prospective, spectacular
expectation, prospector, spectator
inspect, respectful, spectrum
inspection, retrospect, suspect
perspective, special, unspectacular
unsuspicious ...
Có những gốc từ mà mỗi gốc đã cho trên hai trăm từ phái sinh.
3. Từ có gốc Hy-lạp trong tiếng Anh và tiếng Pháp
Ngôn ngữ biến đổi không ngừng và từ vựng cũng thay đổi như ta đã thấy trong sự phát triển của tiếng Anh, tiếng Pháp và ảnh hưởng của các ngôn ngữ khác trên hai tiếng này. Sự vay nhập và biến đổi nay không còn ồ ạt nữa, tuy vậy hằng năm, hay có thể nói hằng ngày, tiếng Anh, tiếng Pháp có thêm những từ mới nhập và mất đi một số từ khác, có thể là thêm nhiều hơn mất đi.
Với tiếng Pháp, phần lớn những từ mới nhập có gốc ngoại quốc không phải là những từ có gốc Anh Mỹ như ta lầm tưởng, mà trái lại có gốc Hy-lạp. Ngay cả trong tiếng Anh Mỹ, những thuật ngữ mới như multimedia , hypertext, inter(net)naut, ... đều là những từ có gốc Hy-lạp. Khó mà biết có bao nhiêu từ thuộc gốc Hy-lạp trong tiếng Anh, tiếng Pháp cũng như không biết có bao nhiêu từ trong hai tiếng này.
Nếu ta loại những từ rất chuyên môn và chỉ xét những từ trong từ điển phổ thông như cuốn "Petit Robert", trong tiếng Pháp, ta nhận thấy có vào khoảng 70 đến 80 phần trăm từ gốc La-tinh và hơn 10 phần trăm gốc Hy-lạp, gốc Ðức khoảng 5 phần trăm và phần còn lại thuộc nhiều gốc khác nhau. Nếu phân tích các bài báo thông thường, từ có gốc Hy-lạp chiếm khoảng 6 phần trăm và trong ngôn ngữ của đời sống hằng ngày, loại từ này chiếm tỉ lệ ít hơn.
a. Các lĩnh vực thường dùng từ có gốc Hy-lạp
Nói chung, tiếng Hy-lạp không có ảnh hưởng sâu đậm và liên tục như tiếng La-tinh trên hai ngôn ngữ Anh và Pháp. Cho tới thời phục hưng, có rất ít tiếp xúc trực tiếp giữa người Hy lạp và người Anh, người Pháp; rất ít học giả Tây Âu biết tiếng Hy-lạp.
Nhưng khi La Mã tiếp xúc với văn minh Hy-lạp, tiếng Hy-lạp trở thành ngôn ngữ văn học đối với tiếng La-tinh cũng như tiếng La-tinh là ngôn ngữ văn học của các tiếng châu Âu vào thời trung cổ. Tiếng Pháp và tiếng Anh đã vay mượn một số từ Hy-lạp thông qua tiếng La-tinh trong nhiều địa hạt, đặc biệt trong tôn giáo, triết học, thần thoại, lịch sử, tu từ, ngữ pháp, kiến trúc, v.v. nhưng nhiều nhất là trong khoa học. Trong tất cả các ngành khoa học, khả năng của tiếng Hy-lạp đã được tận dụng và tiếng Hy-lạp đã trở thành ngôn ngữ khoa học của nhiều tiếng Âu châu.
Ta sẽ nói rõ hơn về nguồn gốc thuật ngữ khoa học Anh, Pháp và lý do vay mượn các cổ ngữ ở chương II, ở đây chỉ vắn tắt nêu hai lý do để giải thích quan hệ giữa khoa học và tiếng Hy-lạp :
Lý do thứ nhất là người La Mã đi sau và đã học hỏi, thu thập những kiến thức của người đi trước: khi La Mã còn là những chòi nhà của đám chăn cừu nằm cạnh sông Tibre, nước Hy-lạp đã là một xứ có văn minh phát triển mạnh mẽ. Sau đó, La Mã chinh phục Hy-lạp nhưng rồi người La Mã cũng bị văn hóa Hy-lạp mê hoặc, quyến rũ. Thơ văn Hy-lạp đã trở thành khuôn mẫu cho văn chương La Mã, những tượng Hy-lạp được tôn thờ tại nhà các bậc quyền quí La Mã, sinh viên tới Athens tấp nập để học. Họ cũng chỉ là học trò giỏi chớ không tiến xa hơn để trở thành bậc thầy. Vì vậy, kiến thức và cơ sở căn bản, thuật ngữ đã được nhập từ nước Hy-lạp vào thời cổ đại và sự vay mượn tiếng Hy-lạp vẫn tiếp tục sau khi nền khoa học Hy-lạp bị suy sụp nhưng điều này không phải chỉ do thói quen.
Và đây là lý do thứ hai: sự tiếp tục vay mượn tiếng Hy-lạp là do tiếng này có thể giúp tạo ra nhiều từ mới khi cần, dễ hơn dùng tiếng La-tinh. Tiếng La-tinh và những tiếng có gốc La-tinh có những khả năng lớn để tạo từ mới như cách ghép các tiền tố và tiếp tố, nhưng đã gặp khó khăn để tạo ra những từ ghép mới, hội hai hay nhiều ý. Ta sẽ thấy những ví dụ khi xét đến cách cấu tạo thuật ngữ khoa học ở phần sau.
Ta đã thấy có hai cách nhập tiếng La-tinh vào tiếng Pháp : lối bình dân và lối văn sách. Trong trường hợp các từ có gốc Hy-lạp, có nhiều cách nhập vào tiếng Pháp, tiếng Anh chứ không phải chỉ qua lối tìm và đặt từ của các nhà thông thái. Ta có thể phân biệt sáu cách: ba cách nhập xưa cổ, nghĩa là đã bắt đầu từ thời cổ đại phải qua ngã La-tinh và ba cách nhập mới hơn, thực hiện sau khi tiếng La-tinh không còn dược dùng như một sinh ngữ.b. Cách nhập từ có gốc Hy-lạp
Cách nhập thời xưa theo lối bình dân
Theo lối này, La-tinh đã mượn một số từ của Hy-lạp như ta thường thấy chuyện vay mượn giữa hai sinh ngữ. Ðây là cách nhập tự nhiên do dân gian, phần lớn từ vay mượn là những từ thông thường; nhiều từ đã vào trong ngôn ngữ của dân La Mã và đã biến đổi rất nhiều về cách phát âm. Các từ gốc Hy-lạp loại này cũng đã biến dạng khá nhiều, qua hai lần nhập : từ tiếng Hy-lạp qua La-tinh, rồi từ La-tinh qua các tiếng Rôman. Các từ Anh có gốc Hy-lạp cũng có thể nhập thông qua tiếng Pháp cổ hoặc tiếng -rập. Ví dụ :
(g) puxida --> (l) buxta --> (f) boite / (e) box (cái hộp)
Một số phẩm vật, dụng cụ mà những bộ lạc gốc Ðức di dân đầu tiên đem đến quần đảo Anh có tên gọi bằng tiếng Hy-lạp, ví dụ như butter, dish hay anchor (do gốc Hy-lạp boutyron, diskos, ankyra). Hoặc theo đường truyền giáo, những từ như alms, anthem, deacon, ... đã được vay mượn.
Có nhiều từ Hy-lạp về sau lại được vay mượn một lần nữa với một nghĩa khác và thường có dạng gần từ Hy-lạp hơn.
Ví dụ, sau đây là những cặp từ có cùng một gốc nhưng có dạng hoặc nghĩa khác nhau :
(e) hospital / (f) hôpital so với (e) hostel / (f) hospice (bệnh viện) (nhà trọ, nhà tập thể)
(e) treasure / (f) trésor so với (e) thesaurus / (f) thesaurus (kho châu báu, của quý) (từ điển lớn, toàn thư; bảng liệt kê các từ theo loại hay nghĩa)
Cách nhập xưa theo lối văn sách rồi bình dân hóa
Những từ cổ do các học giả mượn từ tiếng Hy-lạp và được biến hóa rất ít về cách phát âm, sau đó được dân gian chấp nhận đem dùng trong ngôn ngữ thông thường. Các từ này sau đó bị thay đổi nhiều khi chuyển qua tiếng Anh, Pháp. Ví dụ :
(g) ekklêsia --> (l) ecclesia --> (f) église (giáo hội) --> (e) ecclesiastic (giáo sĩ cơ đốc)
(g) episkopos --> (l) episcopus --> (f) évêque (giám mục) --> (e) episcopal (thuộc về giám mục; thuộc giáo hội Tân giáo).
Cách nhập xưa theo lối văn sách
Cũng giống như cách nhập trên, nhưng các từ loại này trái lại không được dùng trong ngôn ngữ thông thường. Các từ được các học giả nhập vào tiếng Anh, Pháp khoảng thời trung cổ đến thời phục hưng khi đọc các sách vở viết bằng tiếng La-tinh. Vào thời kỳ phục hưng, có phong trào tìm hiểu những môn học cổ điển, tiếng Hy-lạp được ưa chuộng và nhiều từ ngữ Hy-lạp được vay mượn nhờ những học giả giỏi thứ tiếng này không kém tiếng mẹ đẻ của họ.
Các từ loại này không bị biến đổi gì nhiều, thường là thay đổi chút ít ở phần cuối (từ vỉ). Rồi thì sau đó các từ này được dùng trong ngôn ngữ thông thường mà không có biến đổi gì khác vì giai đoạn chuyển biến cách phát âm một cách quan trọng đã qua rồi. Cho tới nay, các từ này không thay đổi gì mấy trong cách viết cũng như trong lối phát âm.
Ta có thể kể làm ví dụ các từ thuộc loại này :
(g) philosophos --> (l) philosophus --> (e) philosopher / (f) philosophe (triết gia)
(g) katholikos --> (l) catholicus --> (e) catholic / (f) catholique (thuộc thiên chúa giáo).
Cách nhập theo lối văn sách cho thấy rất rõ từ nguyên. Những từ này, nếu nhập theo lối bình dân sẽ bị biến đổi rất nhiều, khó lòng mà nhận ra gốc.
Từ cũ dùng lại hay từ cũ nghĩa mới
Ngay thời trung cổ, nhiều triết gia và các nhà thông thái Âu châu đôi khi cần phát biểu những khái niệm mà không có sẵn từ trong ngôn ngữ của họ, cũng như tìm không thấy trong tiếng La-tinh, họ đã tìm ra được trong tiếng Hy-lạp những từ chỉ đúng ý họ muốn hay tuy không có nghĩa đó nhưng gần với ý họ muốn diễn tả, đã đem dùng những từ này với nghĩa mới.
Ví dụ : từ misogyne trong tiếng Pháp có nghĩa là ghét đàn bà, được mượn thẳng từ tiếng Hy-lạp misogunês không cần phải qua trung gian của tiếng La-tinh vì trong tiếng Hy-lạp cổ, từ này đã có nghĩa như vậy. Trái lại, thời xưa, lẽ dỉ nhiên tiếng Hy-lạp chưa có từ để chỉ kính viễn vọng nhưng đã có tính từ têleskopos, có nghĩa là nhìn xa và như vậy có nghĩa rất gần với dụng cụ quang học mới được sáng chế nên người Pháp đã dùng từ télescope, để đặt tên cho dụng cụ này.
Cách đặt từ mới
Tuy nhiên, tiếng Hy-lạp cổ không thể nào cho đủ từ để chỉ hết các khái niệm, sự vật mới, càng ngày càng nhiều. Khi đó phải dùng những phương cách mà chính người Hy-lạp xưa kia đã dùng để gia tăng ngữ vựng của họ. Cách cấu trúc của ngôn ngữ này đã cho phép họ đặt những từ mới một cách giản dị và có kết quả tốt. Người Âu châu đã bắt chước và từ thế kỷ thứ 16 đã dùng phương cách này mà vay mượn trực tiếp trong ngôn ngữ Hy-lạp. Họ chỉ cần xem nếu tự đặt mình vào địa vị người Hy-lạp thì họ sẽ tạo từ như thế nào để gọi ý niệm hay sự vật mới, rồi viết từ đó theo kiểu Pháp (hay Anh, hay Ðức hoặc Ý, bởi vì đây là công việc chung của một số người Âu châu và có thể là khi thì người nước này, khi thì người nước kia tìm ra một từ mới thích hợp trước).
Cần nhắc lại là ở các thế kỷ trước và cho đến rất gần đây, phần lớn những tác giả hay những người làm khoa học thường am hiểu tường tận tiếng Hy-lạp.
Trong tiếng Pháp, những từ như cosmonaute hay astronaute (phi hành gia vũ trụ hay người lái trong không gian) là do những từ kosmonautês và astronautês được đặt theo cách lập từ ghép Hy-lạp (kosmos, vũ trụ ; astron , không gian + nautês, ngưới lái). Tương tự như vậy, để chỉ bác sĩ chuyên môn bệnh ngoài da có từ dermatologue, bởi vì nếu tạo tiếng Hy-lạp mới, cùng nghĩa, đặt đúng cách sẽ là dermatologos (derma, da, bì + logos, môn, ngành).
Phép phái sinh
Phương cách cuối cùng để tạo từ mới là chuyện biến hóa trong nội bộ tiếng Anh hay Pháp, không phải chuyện nhập từ một ngoại ngữ.
Ví dụ khi tính từ (g) politikos (thuộc về công dân) đã vào trong tiếng Pháp thành politique, sẽ có những từ mới khác như politicien, politiser, apolitique, ...
Khi từ (g) metron đã thành mètre thì sẽ có những từ như métreur, métrage, centimètre, tensiomètre được tạo thành.
Những thành phần ngoại quốc này đã được Pháp hóa hay Anh hóa và người ta không nghĩ đến việc chúng có gốc Hy-lạp hay La-tinh hoặc một ngôn ngữ nào khác và do đó có những từ ghép thuộc nhiều gốc khác nhau.
Ví dụ : Tiếng Pháp dùng bureaucratie để chỉ chế độ quan liêu đã được đặt theo mẫu dêmokratia của Hy-lạp (dêmos, quần chúng, nhân dân + kratos, quyền hành, quyền lực) bằng cách dùng từ burra có gốc La-tinh (burra, bàn giấy, cơ quan) cọng với từ Hy-lạp kratos.
Một ví dụ khác là từ automobile thường dùng trong tiếng Anh lẫn tiếng Pháp và trong nhiều tiếng châu Âu là một từ lai tạp, trong khi người Hy-lạp hiện nay dùng từ " autokineton " để chỉ loại xe đó.
c. Từ phái sinh có gốc Hy-lạp
Trên đây, ta đã thấy tầm quan trọng của các từ phái sinh có gốc La-tinh. Với các gốc Hy-lạp, tuy số lượng ít hơn nhưng nhờ kết hợp dễ dàng nên số từ phái sinh rất lớn. Thời xưa, khi người Âu châu tìm từ để chỉ những khái niệm mới thường xem trong tiếng Hy-lạp đã có sẵn từ nào thích hợp không hay dùng từ cũ với nghĩa mới (như misogyne, télescope đã nói ở trên). Họ hầu như khi nào cũng tìm được từ vừa ý, cho nên đã có thành ngữ "The Greek had a word for it ".
Những từ Hy-lạp được nhập vào tiếng Anh và Pháp có dạng ít biến đổi vì hầu hết được nhập bằng lối văn sách. Nhưng trong cách chuyển chữ, phải qua trung gian của tiếng La-tinh để chuẩn theo cách đánh vần La-tinh và viết với chữ cái La-tinh (Xem phụ lục II để biết rõ chi tiết). Cho nên trong một số trường hợp, có nhiều thay đổi dạng.
Một số từ Hy-lạp khi nhập vào tiếng Anh hay tiếng Pháp đã mất đi những vĩ tố như -os , -e , -un của từ Hy-lạp và không thay đổi mấy như:
(g) organon --> (e) organ / (f) organe (dụng cụ, khí cụ)Cũng có những từ được nhập thông qua tiếng La-tinh:
(g) angelos --> (e) angel / (f) ange (thiên thần)
(g) graphe --> (e) graph / (f) graphe, graphie (đồ thị, đường biểu diễn)
(g) sphaira --> (e) sphere / (f) sphère (bóng, cầu)
(g) kyklos --> (e) cycle / (f) cycle (bánh xe, vòng)(g) theatron --> (l) theatrum --> (f) théâtre --> (e) theater, theatre
(g) kephale --> (l) capitulum, caput --> (f) chapitre --> (e) chapter, chaptreNhưng quan trọng nhất là những từ phái sinh ghép, kết hợp nhiều gốc từ. Về phương diện này, tiếng Hy-lạp đã tỏ ra có nhiều khả năng hơn tiếng La-tinh và thuật ngữ khoa học đã tận dụng khả năng này. Một gốc từ như PSYCH- có nghĩa là "thuộc về tinh thần, tâm linh" đã tạo nên những từ sau đây trong tiếng Anh và Pháp:
psych- iatr - y / psych-o-iatr-ie , tâm thần học
psych- ana-ly-sis / psych-ana-ly-se , phân tâm học
psych-o-logy / psych- o-logie , tâm lý học
psych-o-neur-osis / psych- o-névr- ose , bệnh thần kinh tâm lý, loạn thần kinh chức năng
psych-o-path / psych- o-pathe , người bệnh tâm thần
psych-osis / psych- ose , loạn tâm thần
psych- o-somat-ic / psych- o-somat-ique , thuộc tâm thần cơ thểhay với PYR- "lửa", có các từ sau đây:
pyromania / pyromanie , chứng cuồng phóng hỏa
pyrometer / pyromètre , hỏa kế (máy đo nhiệt độ rất cao)
pyrosis / pyrosis , chứng sợ nóng (bệnh dạ dày, làm có cảm giác như lửa đốt)
pyretic / pyretique , thuộc về nhiệt, có cơn sốt
pyre / (bucher) , giàn thiêu
pyrolyse / pyrolyse , nhiệt phânTrong các từ trên đây, gốc từ PYR- có nghĩa chính là "lửa" nhưng trong mỗi từ cũng có nhiều sắc thái và khác biệt về ý nghĩa.
Ngay cả khi ghép nhiều gốc từ, từ ngữ mới cũng không quá dài như khi năm gốc từ Hy-lạp sau đây :
oligo- (ít, hiếm, thưa, thiểu)
erythr- (đỏ, hồng)
cyt- (tế bào)
h(a)em- (máu, huyết)
-ia (tiếp tố tạo danh từ chỉ tình trạng, tính chất)đã hợp lại, tạo nên từ oligoerythrocythemia để chỉ "chứng giảm hồng cầu ", dùng trong y học.
Nhiều gốc từ Hy-lạp đã nhập vào tiếng Anh, tiếng Pháp và trở thành rất thông dụng như những tiền tố ANTI-, AUTO-, HYPER-, NEO-... những tiếp tố -ISM(E), -IST(E), -IZE (-ISER), -LOGY (-LOGIE), -OID(E), -PHIL(E), ...
Tóm tắt lại, ta thấy trong tiếng Pháp cũng như tiếng Anh, phần lớn những từ dùng trong triết học, khoa học, nghệ thuật ... có gốc Hy-lạp hay La-tinh là do những nhà triết học, bác học, văn sĩ ở Tây Âu tạo nên và vì vậy trước đó chưa bao giờ có trong hai ngôn ngữ này. Từ thế kỷ thứ 14, một số từ mới thuộc loại này đã được cấu tạo với tiếng Hy-lạp, tiếng này có nhiều khả năng hơn tiếng Anh, Pháp và hơn cả tiếng La-tinh. Rồi đến cuối thế kỷ thứ 18 và giữa thế kỷ thứ 19, khoa học, kỹ thuật hiện đại đã thúc đẩy mạnh việc tạo ra những từ mới cho hóa học, cơ khí và vật lý.
Cũng nhờ những đặc tính ngắn gọn, súc tích và cô đặc cùng sự sáng sủa của loại từ này mà việc thông báo và tiến bộ khoa học được thực hiên dễ dàng.
Copyright © 1997-2001 Nguyen Hy Hau. All Rights Reserved.